Tìm hiểu nét văn hóa và điểm danh những địa điểm chụp ảnh Tết Nguyên đán ở Huế 2023

1 Like Comment

Bạn đang có kế hoạch vi vu đến Huế vào dịp Tết Nguyên Đán nhưng vẫn còn băn khoăn không biết nên đi đâu, chơi gì tại mảnh đất cố đô này. Đừng lo, theo chân Ngcloudy, bạn sẽ có cơ hội khám phá vô số những điều thú vị, từ những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đến các hoạt động lễ hội tưng bừng và các món ngon không thể bỏ qua trong dịp Tết tại Huế ngay dưới đây.

1. Thời tiết Huế Tết Nguyên Đán 2023

Tết Nguyên Đán năm nay rơi vào cuối tháng 1 Dương Lịch, đây là thời khắc chuyển mùa của Huế, khi cái lạnh tan dần, tan dần, và bắt đầu xuất hiện những ngày nắng ấm. Lúc này, thời tiết khá là đẹp, khí hậu dịu mát, đôi khi hơi se lạnh rất thích hợp để đi dạo, tuy nhiên vì vẫn đang còn trong mùa mưa, nên cũng sẽ có những cơn mưa ngâu bất chợt đấy nhé. Nhiệt độ trung bình vào khoảng thời gian này từ 20 độ C đến 27 độ C.

2. Phong tục Tết nguyên đán ở Huế

Là nơi đóng đô của triều đại phong kiến cuối cùng, Huế vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là các lễ nghi của ngày Tết cổ truyền. Trong đó lễ thờ cúng được xem là quan trọng nhất, được thực hiện một cách rất trang nghiêm và bài bản. Ngay từ đầu tháng Chạp, hầu hết những những người phụ nữ trong gia đình đã tất bật chuẩn bị cho việc thờ cúng tổ tiên với những món đồ truyền thống như hoa giấy Thanh Tiên, hạt nổ ngũ sắc, bánh chưng, bánh tét làng Chuồn…

Bàn thờ vào những ngày Tết được chăm chút tỉ mỉ.

Không chỉ vậy, tất cả các bát hương trên bàn thờ đều phải thay cát mới Để thể hiện lòng thành kính, cát thay phải trắng tinh và mịn được lấy từ các làng quê ven biển. Các đồ thờ cúng như lư hương, chân đèn phải được đánh bóng. Ngoài mâm ngũ quả cầu-sung-dừa-đu đủ-xoài thì bàn thờ không thể thiếu nải chuối, gọi là chuối mật. Đây là loại chuối duy nhất mà người Huế dùng để thờ cúng tổ tiên trong dịp Tết.

Sáng sớm mồng Một Tết, nghi lễ đầu tiên là lễ cúng Nguyên đán. Đó là lúc người Huế làm lễ cúng chay trên bàn thờ tổ tiên. Lễ vật là trầm, trà, mứt bánh…, sau đó mới bắt đầu mở cửa đón khách đến thăm Tết. Ở Huế trong ngày Tết có một phong tục thật đẹp và đầy tính nhân văn, đó là đi viếng mộ tổ tiên, người thân đầu năm. Sáng mùng Một là lúc các gia đình tập trung con cháu đông đủ rồi cùng nhau đi viếng mộ.

3. Điểm danh những địa điểm chụp ảnh Tết ở Huế khiến giới trẻ “điên đảo”

1 – Đại Nội và hệ thống các lăng tẩm

Đại Nội Huế luôn được biết đến là một điểm tham quan du lịch nổi tiếng và cũng là một thiên đường check in quen thuộc của giới trẻ khi có dịp du lịch Huế. Với lối kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp trầm mặc cổ kính, bất cứ góc nào nơi đây cũng đều có thể trở thành những background sống ảo tuyệt vời. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 13, dưới thời vua chúa nhà Nguyễn. Năm 2003, Đại Nội Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những điểm check in nổi tiếng nhất tại đây bạn không nên bỏ qua như: cổng chính Đại Nội, Ngọ Môn, điện Khâm Văn, Tử Cấm Thành.

Đại Nội Huế

2 – Đi chùa lễ Phật (chùa Từ Hiếu, chùa Diệu Đế, chùa Từ Đàm, chùa Huyền Không Sơn Thượng)

Việc đi chùa đầu năm đã là một nét văn hóa, truyền thống của người Việt từ lâu. Hơn nữa, Huế vốn là vùng đất nổi tiếng với những ngôi chùa đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh, vì vậy, du lịch Huế dịp Tết, hãy dành thời gian vãn cảnh chùa đầu năm để cầu cho một năm mới bình an và may mắn nhé.

Bạn có thể ghé thăm chùa Thiên Mụ để thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính hơn 400 năm, tận hưởng không khí trong lành của dòng sông Hương và lắng nghe những câu chuyện về truyền thuyết của chùa. Ngoài ra, chùa Từ Hiếu, chùa Diệu Đế, chùa Từ Đàm, chùa Huyền Không Sơn Thượng,… cũng là những ngôi chùa nổi tiếng ở Huế. Đến chùa dịp Tết, bạn còn được hái lộc hay xin xăm, xin chữ đầu năm.

3 – Chợ quê ngày Tết ở Cầu Ngói Thanh Toàn

Cầu ngói Thanh Toàn là một cây cầu cổ xưa, mang kết cấu đặc biệt, nằm ở địa phận làng Thanh Thủy Chánh, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông. Cứ mỗi dịp Tết đến, cầu ngói Thanh Toàn lại nhộn nhịp hẳn lên bởi những gian hàng chợ quê.

hiên chợ quê ngày hội tại cầu ngói Thanh Toàn với những hình ảnh mộc mạc, giản dị của phiên chợ xưa tại Huế

Phiên chợ phong phú với các hoạt cảnh mua, bán, trưng bày, giới thiệu các mặt hàng nông sản, thủ công mĩ nghệ, sành sứ…Trong đó, đặc sắc nhất là hội bài Chòi bắt đầu từ sáng đến tận 10 giờ đêm và kéo dài từ mùng Một tết đến mùng Bảy tết. Ngoài ra, đến với phiên chợ quê dân dã này, bạn còn được thưởng thức nhiều món ăn độc đáo, truyền thống Huế như các loại bánh, các loại chè, bún bò, bánh canh…được bán tại các chòi tranh rất mộc mạc.

“Bí kíp” du lịch Huế dịp Tết đã có trong tay, chờ gì nữa mà không sắp xếp ngay một lịch trình thật “xịn sò” để vi vu đến Huế thôi nào!



You might like

About the Author: Chu Thuy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *